Trẻ bị hăm tã phải làm sao?
Sau khi bé tiếp xúc với tã, bỉm không sạch trong thời gian dài, vùng da này xuất hiện mẩn đỏ và sưng tấy cục bộ, đôi khi kèm theo các nốt ban hay sẩn, gọi là hăm tã. Nếu không được điều trị kịp thời vùng hăm tã có thể lở loét, mưng mủ thậm chí là bội nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Vậy, khi trẻ bị hăm tã thì nên xử lý thế nào, mẹ hãy đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé.
Xem thêm: Hình ảnh các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây phát ban tã?
Thông thường, phát ban tã là kết quả của kích ứng, nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Kích ứng: Da của em bé có thể bị kích ứng khi để tã quá lâu và phân (hoặc chính tã) cọ vào da nhiều lần gây ra hăm.
Sự nhiễm trùng: Nước tiểu làm thay đổi nồng độ pH của da và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển dễ dàng hơn. Tã giúp thấm hút chất thải mà bé bài tiết ra, nhưng đồng thời nó cũng ngăn cản sự lưu thông không khí, tạo ra môi trường ẩm ướt, nơi vi khuẩn và nấm có thể phát triển mạnh, gây hăm.
Dị ứng: Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm cũng có thể bị phát ban. Một số loại chất tẩy rửa, xà phòng, tã (hoặc hương thơm từ tã), hoặc khăn lau trẻ em có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm, dẫn tới hăm.
Do trẻ thay đổi chế độ ăn: Ngoài ra, khi bắt đầu ăn thức ăn mới, chẳng hạn như giai đoạn ăn dặm thì tính chất và khối lượng phân do trẻ bài tiết ra có thể thay đổi dẫn tới hăm tã. Đôi khi, bé cũng có thể bị hăm ngay cả trong giai đoạn bú sữa hoàn toàn, do ảnh hưởng từ thức ăn của người mẹ. Nhiều trẻ chưa quen với thức ăn mới có thể bị tiêu chảy, tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến hăm tã hình thành.
Sự phát triển quá mức của nấm men: Phát ban tã kéo dài hơn vài ngày, ngay cả khi thay đổi thói quen quấn tã, có thể do nấm men được gọi là Candida albicans . Phát ban này thường có màu đỏ, hơi nổi lên và có các chấm đỏ nhỏ lan rộng ra ngoài phần chính của phát ban. Nó thường bắt đầu ở các nếp nhăn sâu trên da và có thể lan ra da ở mặt trước và mặt sau của em bé. Em bé sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bà mẹ đang cho con bú phải dùng thuốc có thể gây ra điều này, vì chúng tiêu diệt vi khuẩn “tốt” – yếu tố ngăn cản sự phát triển của nấm Candida.
Lời khuyên cho cha mẹ để ngăn chặn hăm tã ở trẻ
Khi trẻ bị hăm tã, cha mẹ không cần quá hoảng sợ, hãy làm những việc sau hàng ngày để giúp bé sớm thoát khỏi những phiền toái do hăm tã gây ra:
1. Thay tã thường xuyên cho bé: Không sử dụng tã hoặc bỉm 24/24h, cố gắng để bé được ở mông trần trọng một khoảng thời gian nhất định, nhất là sau khi tắm để giữ khô ráo phần này. Hãy thay tã cho bé thường xuyên, ngay khi thấy tã bị ướt, không giữ tã quá lâu. Thay tã lót bằng tã lót bằng tã sạch và khô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hăm tã. Đó là bởi vì khi da ẩm quá lâu, da sẽ dễ bị kích ứng bởi các enzym gây phát ban. Vì vậy, ngay cả khi con bạn không quấy khóc đòi thay, hãy thay tã cho con ngay khi bạn biết tã của con bị ướt hoặc bẩn. Cố gắng cho trẻ thay tã mới sau mỗi hai giờ.
2. Vệ sinh vùng hăm thật nhẹ nhàng: Mỗi khi bé đi tiểu, đại tiện, mẹ nên lau nhẹ vùng mông bằng khăn ướt ấm, hãy thực hiện thao tác thật nhẹ nhàng để không khiến bé bị đau đớn hay da trầy xước thêm.
3. Đừng cho bé mặc tã quá chật: Bạn muốn tã của con mình vừa khít để tránh bị rò rỉ nhưng đừng đóng tã quá chặt, vì điều đó sẽ khiến bé khó chịu, mồ hôi sẽ khó bài tiết gây bí bách, ẩm ướt bên trong vùng kín và khu vực mông của bé.
4. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho trẻ: Đối với trẻ sơ sinh trên 7 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho bé thói quen đi tiểu, đại tiện đều đặn, bỏ bỉm, tã càng sớm càng tốt. Trong thực tế, không ít cha mẹ để con mặc tã khi bé đã 2 đến 3 tuổi. Đây là một thói quen rất xấu.
5. Tránh các tác nhân gây kích ứng: Tránh nước hoa và cồn trong xà phòng, khăn lau em bé có mùi thơm và các sản phẩm khác tiếp xúc với vùng kín của bé có thể gây kích ứng da của bé. Ngăn ngừa hăm tã bằng cách lau sạch mông của trẻ bằng khăn tẩm nước ấm. Bạn cũng nên chọn phương pháp chỉ dùng nước để giặt quần áo của con hoặc sử dụng những loại nước giặt riêng cho trẻ sơ sinh.
6. Thay đổi nhãn hiệu hoặc loại tã: Đôi loại tã bỉm bạn chọn lại không phù hợp với bé, gây ra kích ứng và hăm. Hãy thử trải nghiệm với nhiều loại tã khác nhau hoặc chuyển sang vải để xem liệu có giúp ngăn ngừa hăm tã hay không. Tã vải ít thấm hút hơn, do đó khuyến khích thay tã thường xuyên hơn (thay tã sẽ tốt hơn nếu nó dẫn đến ít mụn hơn). Nhưng tã vải cũng có thể khiến trẻ bị hăm tã nhiều hơn (hoặc các trường hợp nghiêm trọng hơn), điều này rất phức tạp do bạn không thể dùng nhiều loại kem chống hăm tã cho trẻ. Nếu điều đó xảy ra với con của bạn, thay đổi chất tẩy rửa bạn giặt tã sang sản phẩm dịu nhẹ và an toàn cho da của trẻ.
7. Quan tâm đến chế độ ăn của bé và chính mình: Chế độ ăn của bà mẹ bỉm sữa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hăm tã của trẻ, khi bị hăm tã, bà mẹ bỉm sữa nên duy trì chế độ ăn nhạt, nhiều rau quả, tránh chế độ ăn nhiều đạm, ít ăn hải sản, vịt, ngan, cay.
8. Sử dụng thuốc trị hăm cho bé: Thuốc trị hăm là biện pháp hiệu quả lại nhanh chóng và đơn giản để loại bỏ tình trạng hăm tã ở trẻ. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để chọn được loại thuốc trị hăm phù hợp.
Xem thêm: 9 mẹo trị hăm tã cho bé bằng lá tắm
Khi nào bạn nên đưa bé tới bác sĩ?
Nếu hăm tã không biến mất, trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu các vết loét xuất hiện trên da của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn cũng nên nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế nếu thấy hiện tượng bé lên cơn sốt, vùng hăm chảy mủ, hoặc bé quấy khóc liên tục.
Tùy thuộc vào mức độ hăm của bé, bác sĩ có thể kê đơn kem chống nấm hoặc kem kháng sinh, hoặc hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé tại nhà để khắc phục tình trạng này. Đôi khi, nếu những thay đổi đó không giúp giảm hăm tã do phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể kê đơn một loại kem steroid nhẹ trong vài ngày cho đến khi hết phát ban.
Fons Care Baby – cho bé yêu làn da khỏe mạnh, hết nhanh hăm tã, rôm sảy
Có gì tuyệt vời hơn làn da mềm mịn của em bé? Thế nhưng làn da ấy quả thực rất non nớt và dễ bị tổn thương.
Chính vì thế, trẻ sơ sinh cũng cần được dùng những loại mỹ phẩm riêng biệt để chăm sóc và bảo vệ da.
Thấu hiểu được điều này, Đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm của Phòng nghiên cứu và Phát triển tại Công ty CP Dược phẩm La Fon Việt Nam đã nghiên cứu các đặc tính và tình trạng làn da của trẻ sơ sinh cũng như quá trình thay đổi về da của các bé trong suốt những năm tháng thơ ấu, chúng tôi cho ra đời dòng sữa tắm thảo dược để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ Fons Care Baby.
Với thành phần gồm 18 loại thảo dược Việt, được trồng và thu hái theo hướng hữu cơ, trải qua phương pháp bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín giúp giữ lại vẹn nguyên các loại kháng sinh tự nhiên và tinh dầu giúp tăng cường đề kháng cho da, giữ gìn lớp màng acid bảo vệ da, đồng thời duy trì độ ẩm tự nhiên trên da.
Fons Care Baby không chỉ nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn, dầu thừa trên da em bé, mà còn góp phần làm lành nhanh các tổn thương trên da do hăm tã, rôm sảy, thủy đậu… để lại.
Sản phẩm KHÔNG chứa chất làm bọt hóa học, KHÔNG hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
Fons Care Baby đã trải qua công tác kiểm nghiệm đạt chuẩn theo Tiêu chuẩn cơ sở, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, độ pH (~5 – 6) đảm bảo ở ngưỡng an toàn và phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh, giúp chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối. Chính bởi thế, Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược cho bé được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Thành phần sản phẩm:
Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons care baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.