Tắm lá sả cho bé có công dụng gì?
Chúng ta đều biết sả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Đặc biệt, dùng sả để làm nước tắm có thể chống lại cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, loại bỏ rôm sảy, mụn nhọt nhanh lành. Những tác dụng này nhiều mẹ đặt ra câu hỏi liệu tắm lá sả cho trẻ nhỏ có tốt không? Mời các mẹ theo dõi bài viết sau để có thể giải đáp thắc mắc trên.
1. Tắm lá sả cho bé có tốt không?
Nhiều mẹ thắc mắc tắm lá sả cho bé có tốt hay không? Thì câu trả lời là: có. Cụ thể:
Nước lá sả giúp phòng ngừa cảm cúm cho bé: cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt, nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài môi trường như thay đổi thời tiết. Khi thời tiết chuyển mùa, các bé rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như: ho, viêm họng, cảm cúm,…Tuy nhiên, với trẻ nhỏ các mẹ lại không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây suy giảm hệ miễn dịch của bé. Để chủ động phòng ngừa bệnh trong thời điểm giao mùa, mẹ có thể phòng tránh cho con bằng cách đun lá sả để tắm cho bé. Khi đó, các tinh dầu trong củ sả sẽ giúp bé có cảm giác thông thoáng đường họng. Ngoài ra, củ sả có tính ấm nên có tác dụng trong việc tuần hoàn máu lên não giúp bé ngủ sâu giấc hơn sau mỗi lần tắm.
Ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt: theo Đông y, sả có tính kháng khuẩn và sát trùng cao, việc tắm nước lá sả cho bé có tác dụng ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa cho bé. Đặc biệt, với các trẻ sơ sinh thường phải đóng bỉm hàng ngày nên hay bị hăm da. Để cải thiện tình trạng hăm da mẹ có thể dùng nước lá sả tắm cho con để những vùng da đó nhanh chóng được bình phục.
Bảo vệ làn da bé: trong củ sả có chứa chất streptomycin có khả năng sát khuẩn cao nên có tác dụng bảo vệ da không bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong củ sả còn chứa một số hợp chất có thể tiêu diệt được nấm và vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của chúng trên da.
Làm sạch da và giúp da mịn màng hơn: trong của sả có chứa chất chống oxy hóa và vitamin C nên có thể loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết trên bề mặt da. Giúp da bé trở lên mịn màng và khỏe mạnh hơn.
Bảo vệ bé khỏi muỗi và côn trùng: lá sả có chứa chất khử mùi và có tình kháng khuẩn mạnh là geraniola và citronelola, có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng. Việc tắm lá sả cho bé không chỉ giúp bé co một làn da khỏe mạnh mà còn có tác dụng bảo vệ bé không bị muỗi và côn trùng tấn công.
Mách mẹ: bé bị rôm sảy tắm gì? 8 loại lá tắm tự nhiên an toàn cho bé.
2. Cách tắm cho bé bằng lá sả
- Mẹ chuẩn bị một nắm lá sả, đem rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm với nước muối pha loãng tầm 5 – 7 phút thì vớt ra để khô nước.
- Cho lá sả vào nồi đun sôi với 2 – 3 lít nước, nước sôi vặn nhỏ lửa đun tầm 7 – 10 phút để các chất trong lá sả ngấm sâu vào nước, rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu tắm, bỏ hết phần lá. Pha thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ nước từ 35 – 38 độ, rồi tắm cho con như bình thường. Với những vùng da có nhiều nếp gấp mẹ nên tắm kỹ như: nách, bẹn, cổ, mông vì đó là những vị trí tích tụ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.
- Sau khi tắm xong bằng nước lá sả, mẹ nên tráng lại người cho con với nước ấm.
- Dùng khăn mềm lau khô người và mặc quần áo cho con.
3. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ bằng nước lá sả
- Lá sả để tắm cho con bạn nên chọn những lá còn tươi, có màu xanh, không bị dập nát. Lá sả phải đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc, không chứa thuốc sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
- Mặc dù tắm nước lá sả rất an toàn cho làn da của bé, nhưng để đảm bảo an toàn mẹ nên lấy một ít nước cốt lá sả bôi lên da tay của con, đợi 1 – 2 tiếng xem bé có bị dị ứng hay không. Nếu thấy da bé không có hiện tượng lạ thì lúc này mẹ có thể tắm toàn thân cho bé.
- Bạn chỉ nên tắm cho con với lượng lá sả vừa đủ, không nên dùng nước lá sả quá đặc để tắm vì như vậy có thể khiến da con bị viêm hoặc nhiễm khuẩn.
- Mẹ không nên tắm cho còn bằng nước lá sả trong trường hợp da của con bị viêm nhiễm, tổn thương, trầy xước, mưng mủ vì da bé lúc này có thể mất đi lớp màng bảo vệ. Việc tắm lá sả lúc này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở lên trầm trọng hơn.
- Nếu mẹ tắm lá sả cho con trong một thời gian dài mà không thấy thuyên giảm, các vết mụn nhọt, rôm sảy có hiện tượng lan rộng sang các vùng da khác thì mẹ hãy dừng lại và đưa con đi khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nếu mẹ cần giải đáp hoặc có những thắc mắc gì liên quan đến việc chăm sóc bé yêu, mẹ có thể để lại comment dưới bài viết này. Tuthuocthongminh.com sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm: có nên xông bồ kết cho trẻ sơ sinh hay không?
Tham khảo từ: Fonscare.vn