Tắm lá đinh lăng cho trẻ có tốt không?

Từ lâu, các mẹ thường dùng lá đinh lăng để tắm cho bé để giúp con ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng ngủ hay giật mình, cải thiện được một số bệnh ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Vậy tắm lá đinh lăng thực sự có tốt cho trẻ vậy không? Những lưu ý khi tắm cho con bằng lá đinh lăng? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau:

1. Tắm lá đinh lăng cho bé có tốt không?

Trong lá cây đinh lăng có chứa nhiều thành phần như: saponin, glucozit, flavonoid, tannin, axid amin, vitamin B1. Nếu mẹ sử dụng đúng cách lá đinh lăng để tắm cho con thì khá là an toàn cho làn da bé. Đồng thời còn mang lại một số tác dụng sau:

Tắm nước lá đinh lăng có thể khắc phục được tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Với tình trạng này, các mẹ không nên chủ quan vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, không có sức để kháng. Nếu cơ thể thoát mồ hôi mà không được lau khô ngay, rất dễ bị ngấm ngược lại vào bên trong cơ thể gây cho bé bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con. Có một số trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm phổi.

  • Giúp cho vùng da đầu và vùng lưng của trẻ luôn thoáng mát, khô ráo.
  • Giúp bé ngủ ngon giấc, cải thiện được tình trạng vặn mình hoặc giật mình trong lúc ngủ.
  • Cải thiện được một số bệnh ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, mụn nước.

Tắm lá đinh lăng có mùi thơm đặc trưng, nên sau khi tắm loại lá này cho bé giúp con có mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ không bị gắt.

Tham khảo thêm: Những loại nước uống – đánh bay rôm sảy cho bé.

2. Cách làm nước tắm cho bé bằng lá đinh lăng

Tắm lá đinh lăng cho bé là một trong những phương pháp tự nhiên an toàn và lành tính. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ có thể tham khảo theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút, rồi vớt ra để khô nước.

Lưu ý:

  • Lá đinh lăng mẹ chuẩn bị cho con phải đảm bảo sạch, không chứa thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây dị ứng da cho bé.
  • Để nước tắm đạt cho con kết quả tốt nhất, mẹ nên chọn những lá đinh lăng còn tươi, không bị dập nát, héo. Mẹ nên chọn những lá đinh lăng bánh tẻ, không nên chọn những lá quá già hoặc quá non.

Cách làm nước tắm cho bé bằng lá đinh lăng:

  • Cho lá đinh lăng vào nồi cùng với 2 lít nước. Bật bếp lên đun sôi, sau khi sôi vặn nhỏ lửa đun tầm 10 – 15 phút để nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp. Lúc này các tinh chất trong lá đinh lăng đã ngấm hết ra nước.
  • Để nguội bớt, lấy phần nước đổ ra chậu, bỏ bã. Pha thêm nước sạch sao cho nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho con.

3. Cách tắm cho con với nước lá đinh lăng

sot phat ban
  • Bạn đặt con nhẹ nhàng vào trong chậu nước tắm, dùng khăn xô thấm nước tắm hết cơ thể cho bé. Mẹ nên tắm cho con theo thứ tự từ mặt, cổ, lưng, bụng đến chân tay, vùng kín. Với những vùng da bị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, mẹ cần kỳ nhẹ nhàng để các vết rôm sảy không bị vỡ ra. Ngoài ra, những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vùng kín thì bạn nên kỳ kỹ hơn.
  • Sau khi tắm xong, mẹ tráng lại người cho con với nước ấm khác để loại bỏ hết các bột lá dính trên da của bé.
  • Tắm xong, dùng khăn khô mềm lau khô người và mặc quần áo cho bé.

4. Một số lưu ý khi tắm cho con bằng lá đinh lăng

Mặc dù tắm cho con bằng lá đinh lăng an toàn cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để đảm bảo da con không bị kích ứng với nước tắm trên, trước khi tắm toàn thân cho bé, mẹ nên lấy một ít nước lá đinh lăng nguyên chất bôi lên vùng da tay, đợi 1 – 2 tiếng. Nếu không có hiện tượng da bị dị ứng, mẩn đỏ thì lúc này mẹ có thể tắm cho con bằng lá đinh lăng.
  • Mẹ không nên tắm cho con nước lá đinh lăng quá đặc, tránh tình trạng gây kích ứng da. Cũng không nên tắm nước đinh lăng quá loãng như vậy sẽ không phát huy được tác dụng.
  • Trong trường hợp da của bị sưng tấy, mủ hoặc có vết thương hở thì mẹ không nên tắm nước lá đinh lăng cho con trong thời gian này. Vì trong nước lá đinh lăng có chứa thành phần chất sát khuẩn có thể khiến tình trạng bệnh của bé trở lên trầm trọng hơn.
  • Khi tắm cho bé với nước lá đinh lăng, nếu có dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp thăm khám kịp thời.

Trên đây bài viết đã hướng dẫn mẹ cách tắm lá đinh lăng đúng cách, cũng như tắm lá đinh lăng mang lại tác dụng gì cho bé. Chúc mẹ áp dụng phương pháp này thành công cho con!

Xem thêm: Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm da?