Sâm nhung chống chỉ định với ai?
Thành phần, công dụng Sâm nhung bổ thận Lion 30
Sâm nhung bổ thận Lion 30 được bào chế từ các dược liệu quý trong Đông y. Sản phẩm là sự kết hợp với nhiều nhóm thảo dược như: Thục địa, Bạch thược, Ba kích, Xuyên khung, Liên nhục, Đẳng Sâm, Long nhãn, Dâm dương hoắc, Tục đoạn, Thỏ ty tử, Hoài sơn, Cầu tích, Bách Trạch tả, Hà thủ ô đỏ,Viễn chí, Bạch linh, Cam thảo, Cầu kỳ tử, Cao ban long, Đương quy, Cao nhân sâm, Bột nhung hươu. Sâm nhung bổ thận Lion 30 có tác dụng hỗ trợ bổ thận, hỗ trợ tăng cường sinh lực và chức năng sinh lý, làm chậm quá trình mãn dục nam. Tuy là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý nhưng không phải ai cũng dùng được, những người sau đây tuyệt đối không nên dùng sâm nhung bổ thận kẻo rước họa vào thân.
Sâm nhung bổ thận bao gồm 2 thành phần chính là nhung hươu và nhân sâm. Theo Đông y, nhung hươu có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, bổ khí huyết, bồi bổ sức khỏe, điều hòa cơ thể giúp da dẻ đẹp hơn. Bên cạnh đó, thành phần nhân sâm được xem là một vị thuốc bổ khí, ích huyết, sinh tân, ích trí, nhân sâm được dùng cho người suy nhược cơ thể, người gầy yếu, trí nhớ suy giảm.
Sâm nhung chống chỉ định với ai?
Tuy là thần dược quý nhưng không phải ai cũng dùng được, sâm nhung tuyệt đối không dùng cho những người sau đây:
- Bị cảm: Sâm nhung có tác dụng bổ khí vì vậy sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể, không thể thoát ra ngoài được. Những người uống sâm nhung mà bị cảm cũng nên ngưng lại vì bệnh sẽ bị kéo dài hơn.
- Bệnh gan mật: Những người bị bệnh gan mật, đặc biệt là những người truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật, bệnh sỏi mật… đều ở tình trạng gan mật không thoát khí, nhiệt thấp, uống sâm nhung sẽ càng làm khí trệ uất kết và bệnh càng nặng thêm.
- Viêm phế quản, lao: Những người bệnh này thường ho ra máu, sốt nhẹ và xuất huyết, phế âm suy nhược, âm hư hỏa vượng. Việc dùng sâm nhung bổ thận sẽ làm bệnh tình nặng hơn vì làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm.
- Người bị viêm khớp lại phong thấp, hoặc bệnh tự miễn lupus đỏ: Những người này không được dùng sâm nhung vì âm hư hỏa vượng nên càng làm bệnh càng nặng thêm.
- Tăng huyết áp: Bởi lộc nhung liều lượng thấp sẽ tăng huyết áp nhưng liều lượng cao sẽ hạ huyết áp, vì vậy việc uống lộc nhung sẽ rất nguy hiểm đối với những đối tượng này.
- Bị nôn mửa, viêm loét, trào ngược dạ dày: Chứng viêm loét, trào ngược dạ dày do dịch vị ra quá nhiều. Sâm nhung bổ khí sẽ làm khí càng tăng lên, huyết càng hưng vượng, nên không thể làm hết đau mà bệnh tình càng nặng thêm, vì vậy những người đau bao tử nên tránh dùng sâm nhung.
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, sôi bụng, đau bụng đi ngoài thì tuyệt đối không dùng sâm nhung vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Người thể trạng gầy, trong người nóng do âm hư sinh nội nhiệt.
- Thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường.
- Người viêm thận nặng hoặc đang ốm.
- Sốt, mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đau thắt mạch vành có kèm huyết áp thấp.
- Người có độ đông máu cao.
- Phụ nữ gần ngày sinh không nên dùng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và quá trình sinh nở của mẹ gặp khó khăn hơn.
Sâm nhung rất tốt, tuy nhiên khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ, vì sâm nhung phải uống đúng người, đúng thời điểm và đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt.