Suy giảm trí nhớ – Nguyên nhân và cách điều trị
Suy giảm trí nhớ là tình trạng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự suy thoái không ngừng của não bộ. Tùy vào từng nhóm đối tượng mà nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cũng có sự khác nhau:
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Căng thẳng, stress, áp lực trong công việc, học tập sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, chúng tấn công làm tổn thương, thậm chí chết các tế bào thần kinh và thoái hóa não bộ. Khi đó, trí nhớ sẽ giảm dần và các chức năng của não bộ cũng bị rối loạn.
Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: khiến não bộ khó giải phóng được các “độc chất” và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên, chậm chạp trong sinh hoạt hằng ngày và giải quyết vấn đề kém.
Chế độ dinh dưỡng nhiều đường và dầu mỡ cũng khiến não bộ dễ bị “ăn mòn”, làm giảm khả năng ghi nhớ.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
Thoái hóa thần kinh do tuổi tác: Não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synap). Thế nhưng, sau tuổi 25, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mà không có sự sinh sản thêm.
Bệnh tật: suy giảm trí nhớ có thể là hệ lụy của một số bệnh lý như viêm não, chấn thương sọ não, đột quỵ, thiếu máu não… Càng lớn tuổi, nguy cơ đối mặt với các bệnh lý này càng tăng.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở phụ nữ sau sinh
Mất cân bằng nội tiết: trong 06 tháng cuối thai kỳ, nồng độ estrogen của phụ nữ sẽ tăng cao, và sau đó giảm dần trong 3 tháng cuối và tiếp tục giảm trong 3 tháng sau sinh. Sự rối loạn này có tác động mạnh mẽ lên não bộ, dẫn đến rối loạn hoạt động cơ bản của các tế bào thần kinh ở não, trong đó có các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin. Do đó, chị em hay có hiện tượng “não cá vàng” sau khi sinh con.
Trầm cảm, lo âu, mất ngủ: khi vừa phải đảm nhận vai trò làm mẹ, vừa phải chăm lo cuộc sống gia đình, nhiều chị em cảm thấy lo lắng, áp lực, mất ngủ. Nếu không nhận được sự chia sẻ từ chồng và gia đình, nhiều phụ nữ sẽ rơi vào trầm cảm, khiến trí nhớ ngày càng giảm sút.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Sau giai đoạn vượt cạn, cơ thể phụ nữ dần suy yếu. Nếu không được bù đắp đủ các dưỡng chất cần thiết (đặc biệt là vi chất như sắt) sẽ gây thiếu máu, oxy không đủ để bơm lên não, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Biện pháp khắc phục:
Dinh dưỡng: Hạn chế các loại thực phẩm chiên, rán, xào…nhiều dầu mỡ. Không dùng thức ăn nhanh thay thế bữa ăn chính. Ăn uống đúng bữa, điều độ, tăng cường rau xanh và các loại trái cây tốt cho não bộ. Hạn chế rượu bia, chất cồn, chất kích thích. Nói không với thuốc lá, chất gây nghiện. Tham khảo thêm: Những thực phẩm bổ dưỡng giúp bạn tăng cường trí nhớ
Vận động: Ngoài hoạt động bình thường hàng ngày, bạn cần lựa chọn một bộ môn thể dục thể thao để tập luyện đều đặn hàng ngày. Vận động giúp giải phóng năng lượng dư thừa, duy trì sự linh hoạt dẻo dai của cơ khớp, cải thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, giúp cho quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn.
Thay đổi lối sống, giải tỏa các căng thẳng: Cần sắp xếp công việc, học tập khoa học, không ôm đồm. Cố gắng loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan nhất có thể. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để não bộ không làm việc quá sức. Thỉnh thoảng, có thể “tự thưởng” cho bản thân bằng một chuyến du lịch để giải tỏa các âu lo trong cuộc sống.
Nghỉ ngơi hợp lý: Não cần được thư giãn sau thời gian tập trung cao độ. Chớ nên “ép” bộ não lao động quá sức vì bất kỳ lý do nào. Bạn cần phân bổ thời gian làm việc, học hành và nghỉ ngơi khoa học. Dành thời gian giải trí, trò chuyện với bạn bè, người thân, để toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, não bộ được thư giãn.
Chăm sóc não đúng cách: Cần bổ sung các chất giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp máu lưu thông tốt hơn để cait hiện tình trạng suy giảm trí nhớ.